Back

Môn Nguyên lý Kinh tế vi mô giới thiệu đến người học các nguyên lý cơ bản của kinh tế học và giúp phát triển khả năng hiểu được các lý thuyết về kinh tế vi mô ở mức độ nhập môn thông qua các nguyên lý cơ bản. Môn học bắt đầu với các phương pháp tư duy như một nhà kinh tế, sau đó phát triển khả năng phân tích cung và cầu trên thị trường. Tiếp theo sẽ là hành vi của các doanh nghiệp trên các cấu trúc thị trường khác nhau. Sau cùng là tìm hiểu về sự lựa chọn của người tiêu dùng.

Môn học Nguyên lý Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế trên bình diện tổng thể, bao gồm việc mô tả và đo lường các biến số kinh tế vĩ mô quan trọng như tổng sản phẩm quốc nội, giá cả và lạm phát, việc làm và tình trạng thất nghiệp, tổng tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu của chính phủ và thuế, cung cầu tiền, lãi suất, thâm hụt/thặng dư thương mại, cán cân thanh toán và tỷ giá. Việc xây dựng các mô hình kinh tế đơn giản sẽ giúp chúng ta giải thích các mối quan hệ giữa các biến số này. Trên cơ sở đó, môn học sẽ nghiên cứu những biến động kinh tế trong ngắn hạn, các vấn đề của chu kỳ kinh tế, các cú sốc phía cung và phía cầu, và vai trò của các chính sách ổn định hóa như chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Thêm vào đó, môn học này cũng giúp chúng ta tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế và phân tích các nguồn tăng trưởng kinh tế và bài học kinh nghiệm của các nước và các khu vực khác nhau trên thế giới.

Môn học Kinh tế vi mô ứng dụng là sự tiếp nối của môn Kinh tế học vi mô I, tuy nhiên môn này nhấn mạnh vào tính ứng dụng của các lý thuyết kinh tế. Các vấn đề lý thuyết về sản xuất và tiêu dùng có thể được vận dụng trong việc ra quyết định kinh tế là một nội dung quan trọng của môn học. Môn học cũng cho thấy có thể đạt được hiệu quả tối ưu trong điều kiện cân bằng tổng thể của thị trường cạnh tranh và chỉ ra những ví dụ về thất bại thị trường vốn là cơ sở cho những biện pháp điều chỉnh của chính phủ. Môn học gồm các phần sau: Phần 1, phân tích hiệu quả của các chính sách can thiệp của Chính phủ vào thị trường. Phần 2 mô tả các ứng dụng của lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng. Phần 3 tập trung phân tích các ứng dụng của lý thuyết về độc quyền và cạnh tranh trong việc ra quyết định về định giá sản phẩm hay đề ra các chất lượng cạnh tranh. Phần 4 nghiên cứu cân bằng tổng thể từ tất cả thị trường và các tính chất của nó. Phần cuối cùng xem xét thất bại thị trường chẳng hạn thông tin bất cân xứng, ngoại tác và sự thiếu đầu tư vào hàng hóa công, cùng với những biện pháp của chính phủ nhằm điều chỉnh những thất bại này.

Môn học Kinh tế vĩ mô trung cấp giúp chúng ta sẽ làm rõ các nhân tố ảnh hưởng cũng như mối quan hệ giữa các biến số gộp và bình quân như sản lượng, chỉ số giá, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái, lãi suất thông qua các mô hình kinh tế vĩ mô. Để cho môn học phù hợp với tình hình kinh tế sau khủng hoảng, gắn liền với các mô hình lý thuyết một số nội dung được cân nhắc để đưa vào chương trình giảng dạy như nhấn mạnh vai trò của thị trường tài chính, trong đó nhấn mạnh đến các khía cạnh về bong bóng giá tài sản, chứng khoán hóa, đòn bẩy tài chính, vấn đề khủng hoảng tài chính với nguyên nhân và tác động nhằm giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn về những gì đang xảy ra.

Microeconomics studies the behaviors of different economic agents in making decisions towards the efficient allocation of scarce resources. It focuses on the motivations and process of decision making of those agents, and the effects of these decisions on other agents as well as on the entire economy. It also identifies market failures that are the basis of government interventions for efficiency in the conditions of general competitive equilibrium.

This course consists of four parts. The first part introduces simple supply-demand model and the operations of competitive market, and the analyses of the effects of government interventions on competitive market. The second part introduces the theory of consumer choice, the derivation of individual demand from utility maximization behavior, and the construction of industry demand from individual demand. The third part analyzes the behaviors of producers, including the production function, cost minimization, and profit maximization. The firm output supply and industry supply are then constructed based on the analyses of producer behaviors. The fourth part presents models of monopoly, oligopoly, and monopolistic competition, for a comprehensive analysis of market structures.

Macroeconomics studies the economy at the aggregate level, including:

  1. Describe and measure macroeconomic variables including output (GDP, GNI, GNDI) , inflation, employment and unemployment.
  2. Apply simple macroeconomic models to explain the relationships between macroeconomic variables, for example those between government budget and economic growth and inflation, those between money supply and interest rate and exchange rate.
  3. Analyze short-run macroeconomic fluctuations, issues of business cycles, supply and demand shocks, the roles of fiscal and monetary policies in stabilizing the economy.

Nội dung cơ bản của môn học bao gồm hai phần: Phần I tập trung tìm hiểu bản chất, nội dung của tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế. Mối quan hệ giữa tăng trưởng với phân phối thu nhập và giảm nghèo cũng được nghiên cứu trong phần này. Phần II sẽ phân tích những tác động của các yếu tố đầu vào như lao động, vốn và tài nguyên thiên nhiên đến tăng trưởng kinh tế cả ở mặt lý thuyết lẫn thực tiễn. Môn học sẽ giới thiệu cho học viên các lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế để có thảo luận về những thay đổi về mặt kinh tế xã hội ở các nước. Các hệ quả của các mô hình phát triển sẽ được phân tích, so sánh rồi từ đó có thể rút ra các mặt tích cực cũng như các đe dọa phát sinh từ quá trình phát triển cho các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam.

Có 9 buổi giảng, thiết kế dựa trên 3 phần: Lý thuyết thương mại quốc tế; Chính sách thương mại quốc tế và Tài chính quốc tế.  Bài giảng có các chủ đề thời sự giúp sinh viên có kỹ năng tranh luận, trình bày thuyết phục và viết nghiên cứu về thương mại quốc tế gây tranh cãi.

(a) Lý thuyết thương mại cung cấp hiểu biết về cơ sở, mô hình và lợi ích của thương mại quốc tế

(b) Chính sách thương mại gồm công cụ can thiệp như thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, rào cản kỷ thuật. Tác động của can thiệp đối với sản xuất, tiêu dùng, ngân sách và nền kinh tế.

  • Hội nhập kinh tế gồm các cấp độ, sự tạo lập và sự chuyển hướng thương mại, các lợi ích tỉnh và lợi ích động.
  • Thương mại quốc tế và phát triển kinh tế, bất ổn xuất khẩu và phát triển kinh tế quốc gia.
  • Đầu tư quốc tế, sự di chuyển lao động quốc tế, tác động di chuyển nguồn lực kinh tế đối với kinh tế các nước.

(c) Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái bao gồm ý nghĩa, thành phần và các chức năng của thị trường ngoại hối. Xác định tỷ giá hối đoái. Cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, tỷ giá thả nổi, tỷ giá hiện hành, tỷ giá có thời hạn và tỷ giá chéo, các tác động của tỷ giá đối với nền kinh tế. Cách phân tích rủi ro hối đoái, kinh doanh chênh lệch tỷ giá và đầu cơ ngoại hối.

Kinh tế môi trường nghiên cứu các vấn đề về môi trường theo quan điềm và phương pháp phân tích của kinh tế học. Cũng giống như tất cả các môn kinh tế học khác, kinh tế môi trường quan tâm đến vấn đề cơ bản là phân phối các nguồn tài nguyên khan hiếm cho các mục đích sử dụng có tính cạnh tranh thông qua công cụ phân tích lợi ích – chi phí. Sự khác biệt với các môn học kinh tế khác nằm ở chỗ kinh tế môi trường tập trung xem các hoạt động kinh tế của con người gây ảnh hưởng như thế nào đến môi trường tự nhiên. Các quyết định kinh tế của con người – các nhà sản xuất, những người tiêu dùng và chính phủ có thể gây ra những ảnh hưởng có hại đến môi trường tự nhiên. Điều đó dẫn đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên không tối ưu. Tại sao điều này lại xảy ra trong hệ thống kinh tế? Tại sao con người không tính đến các ảnh hưởng ngoại tác từ các hoạt động kinh tế lên môi trường thiên nhiên? Làm thế nào để thay đổi hành vi của con người để đạt được mục đích sử dụng tối ưu xã hội tất cả các nguồn tài nguyên môi trường. Kinh tế môi trường sẽ trả lời các câu hỏi như thế.

Môn học tập trung vào các nội dung sau đây: (1) Tìm hiểu nguyên nhân cơ bản của suy thoái môi trường theo quan điểm kinh tế học; (2) Giải thích tại sao các công cụ kinh tế có thể giúp giải quyết các vấn đề suy thoái môi trường; (3) Hướng dẫn thực hiện các phương pháp định giá phi thị trường để ước tính chi phí kinh tế của các thiệt hại môi trường hoặc các lợi ích kinh tế của các dự án/chính sách cải thiện chất lượng môi trường; và (4) Phân tích các rủi ro tiềm ẩn về môi trường đối với các dự án đầu tư trong tương lai.

Môn học giúp tìm hiểu về tính hiệu quả của thị trường, khu vực công và vai trò của nó trong nền kinh tế; Cơ sở kinh tế của chính phủ về hàng hoá công cộng; chi tiêu công cộng của chính phủ, các chính sách chi tiêu công cộng của chính phủ; Cơ sở kinh tế và các chính sách điều tiết của chính phủ khi xuất hiện các yếu tố ngoại vi; Cơ sở kinh tế của các hoạt động sản xuất công cộng và bộ máy hành chánh. Tìm hiểu cụ thể các chương trình chi tiêu của chính phủ trong khu vực công cộng: Giáo dục, y tế, an sinh xã hội…; Các lý thuyết căn bản về thuế; Sự tác động của thuế trong thị trường; Hệ quả kinh tế của thuế; Các nguyên lý đánh thuế.

Môn học cung cấp nền tảng kiến thức cơ bản về các phương pháp dự báo định lượng, các kỹ thuật phân tích thống kê, kỹ năng sử dụng các phần mềm dự báo, phân tích dữ liệu thông dụng hiện nay như Eviews, IBM SPSS Statistics (thường gọi là SPSS)…

Môn học giúp sinh viên có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế để có thể viết được một bản đề xuất nghiên cứu hướng đến tính khả thi, tính mới và thú vị trong chuyên ngành. Từ đó, sinh viên sẽ thuận lợi hơn trong quá trình tiếp tục hoàn thiện thiết kế, triển khai thực hiện nghiên cứu. Nội dung học tập liên quan đến các công đoạn của quá trình nghiên cứu: phát triển ý tưởng (tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, phát triển câu hỏi nghiên cứu, xây dựng khung lý thuyết); thiết kế nghiên cứu; thu thập và phân tích dữ liệu; viết báo cáo & công bố. Bên cạnh đó, để dễ hiểu hơn về phương pháp nghiên cứu trong kinh tế, sinh viên cũng sẽ tìm hiểu & thảo luận các đề tài nghiên cứu cụ thể (hàn lâm & ứng dụng) ở Việt Nam và các nước trong những năm gần đây, làm quen với các kỹ thuật phân tích dữ liệu thông dụng trên phần mềm chuyên dụng, các bộ dữ liệu thực tế; áp dụng vào dự án nghiên cứu của nhóm.

Môn học được chia làm chín buổi, trong đó có sáu buổi lý thuyết và ba buổi thực hành trên máy vi tính. Các buổi học thực hành sẽ được tổ chức xen kẽ với các buổi học lý thuyết. Bên cạnh đó, người học sẽ được cung cấp thêm các bài tập tình huống để thực hành thêm ngoài giờ học. Các buổi học lý thuyết sẽ không trình bày lý thuyết mà chỉ tập trung phân tích và thảo luận các ví dụ để minh họa và làm rõ các luận điểm lý thuyết được trình bày trong từng bài giảng sẽ được phát trước cho sinh viên làm tài liệu tham khảo bắt buộc trước khóa học. Điều này yêu cầu sinh viên phải đọc lý thuyết trước khi lên lớp thì mới nắm bắt được ý nghĩa của các ví dụ. Các buổi học thực hành sẽ hướng dẫn sinh viên sử dụng phần mềm để thẩm định các dự án mẫu. Để có thể hiểu bài và theo kịp tốc độ hướng dẫn thực hành, sinh viên cần phải đọc kỹ dự án mẫu trước khi tham dự các buổi thực hành, các buổi học lý thuyết. Bên cạnh đó, người học sẽ được cung cấp thêm các bài tập tình huống để thực hành thêm ngoài giờ học.

Phân tích lợi ích-chi phí là một công cụ phân tích kinh tế được sử dụng khá phổ biến ở các quốc gia phát triển nhằm nhận diện, lượng hóa và định giá bằng tiền tất cả lợi ích và chi phí trên quan điểm xã hội của một dự án, một chính sách, hoặc một chương trình phát triển nhằm cung cấp thông tin cho người ra quyết định xem xét, đánh giá và quyết định lựa chọn những phương án sử dụng nguồn lực tốt nhất về khía cạnh hiệu quả kinh tế. Thật trớ trêu, phân tích lợi ích-chi phí hiện còn xa lạ với nhiều nhà hoạch định chính sách, thậm chí cả giới nghiên cứu học thuật ở các quốc gia đang phát triển.

Trong khuôn khổ dự án đầu tư, phân tích lợi ích-chi phí có thể được xem như một phân tích mở rộng của phân tích tài chính dự án với ít nhất ba điều chỉnh quan trọng như sau: (i) ước lượng giá ẩn (thay cho giá thị trường) đối với các lợi ích và chi phí có thị trường nhưng bị bóp méo bởi những can thiệp của chính phủ, (ii) ước lượng giá trị kinh tế và đưa vào báo cáo ngân lưu các lợi ích và chi phí phi thị trường do dự án cung cấp hoặc gây ra cho xã hội (vốn không được xét đến trong thẩm định tài chính dự án), và (iii) thay các suất chiết khấu tài chính bằng suất chiết khấu xã hội. Ngoài ra, phân tích lợi ích-chi phí cũng đề cập đến khía cạnh phân phối các lợi ích và chi phí cho các nhóm thụ hưởng của dự án như chính quyền địa phương, ngân hàng trong nước, người lao động, và cộng đồng dân cư xung quanh bị tác động bởi dự án. Như vậy, phân tích lợi ích-chi phí đối với dự án đầu tư là một phương pháp phân tích dự án tích hợp xuyên suốt từ quan điểm tổng đầu tư, quan điểm chủ đầu tư, quan điểm nền kinh tế, đến quan điểm các nhóm liên quan. Với một khung phân tích hệ thống, kết quả phân tích lợi ích – chi phí cung cấp thông tin cho các bên liên quan dễ dàng tìm thấy sự đồng thuận về một phương án sử dụng nguồn lực.

Môn học này hướng dẫn người học những phương pháp định lượng chính trong đánh giá tác động của một chính sách, chương trình phát triển, dự án (có thể ở cấp độ quốc gia, địa phương, và doanh nghiệp) sau khi chúng được triển khai.

Môn học giúp cho người học nắm vững cách thức tính toán và thẩm định dự án đầu tư một cách đầy đủ nhất bằng Excel. Trên cơ sở dự án được tính toán, đi vào phân tích rủi ro dự án bằng các phương pháp cụ thể. Môn học được chia làm 9 buổi (5 tiết/buổi), giáo viên ôn lại phần lý thuyết thiết lập và thẩm định dự án đầu tư và kết hợp hướng dẫn cụ thể sử dụng Excel khi tính toán và người học thực hành Excel tại Lớp để nắm vững cách làm thực hành một dự án cụ thể ; Thực hành các phương pháp phân tích rủi ro cho dự án đầu tư ; Người học có căn cứ đầy đủ để lựa chọn dự án đầu tư, làm cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư.

Sau khi học xong, học viên có thể sử dụng được các nguyên tắc và các phương pháp cơ bản nhất để lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, vùng và quốc gia, cũng như kế hoạch ngành. Phương pháp ứng dụng bảng cân đối liên ngành xuất lượng và nhập lượng được trình bày trong học phần này. Phân tích và nghiên cứu các tác động của các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại và chính sách kiểm soát dòng lưu chuyển vốn giữa các quốc gia. Các chính sách kinh tế – xã hội khác cũng được trình bày trong môn học này: Chính sách giảm nghèo, chính sách công nghiệp, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và một số chính sách khác.

Cung cấp cho sinh viên khung lý thuyết và những kiến thức thực tế trong hoạt động xây dựng kế hoạch và thu hút các nguồn lực phát triển kinh tế ở địa phương. Ngoài ra, thông qua các hoạt động nhóm, môn học cũng hướng đến kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình.

Môn học nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng về quản trị chiến lược, lập kế hoạch hàng năm cho các bộ phận trong công ty và lập dự án khởi nghiệp. Trong môn học này, sinh viên được yêu cầu đọc tài liệu học tập bằng tiếng Anh, được trao đổi kiến thức, kinh nghiệm về chiến lược, kế hoạch … với các chuyên gia trong thực tiễn.

Kinh tế học lao động là môn học nghiên cứu hành vi của các chủ thể trên thị trường lao động: doanh nghiệp, người lao động và chính phủ. Kinh tế học lao động xem xét hành vi tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như hành vi tối đa hóa lợi ích của người lao động và cách thức mà hai chủ thể này tương tác với nhau trên thị trường lao động. Từ đó, ứng dụng các mô hình này vào thị trường lao động trên thực tế và sử dụng để đánh giá các chương trình và chính sách của thị trường lao động.

Môn học này sẽ đưa ra các mô hình về cách thức mà chủ doanh nghiệp thực hiện các quyết định về cầu lao động, cách thức người lao động thực hiện các quyết định cung lao động; và cách thức mà mức lương và phúc lợi cho người lao động được quyết định. Đối tượng nghiên cứu chính của Kinh tế học lao động là: người lao động (đóng vai trò cung lao động), các doanh nghiệp thuê mướn lao động (đóng vai trò cầu lao động) và chính phủ (đưa ra các chính sách ảnh hưởng đến thị trường lao động).

Môn học trang bị kiến thức về tâm lý học trong hoạt động quản lý để có cơ sở sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Cụ thể môn học đề cập đến những vần đề cơ bản sau đây: Những kiến thức tâm lý cá nhân, tâm lý nhóm người lao động. Cơ sở tâm lý của quá trình phân công và hiệp tác lao động. Các yếu tố tâm lý tai nạn lao động; tâm lý mầu sắc và âm nhạc trong sản xuất; các yếu tố tâm lý dạy nghề. Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Sự thích ứng của con người với công việc và kỹ thuật, công việc và kỹ thuật với con người. Các yếu tố kích thích tâm lý người lao động.

Môn học gồm 2 nội dung chính : kiến thức cơ bản về dân số học, mối quan hệ giữa dân số và phát triển.

Môn học sẽ giúp cho người học có được những kiến thức cơ bản, phương pháp luận để phân tích, đánh giá và đề ra các biện pháp điều tiết các quá trình phát triển dân số và kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, môn học cũng giúp cho người học có thể phân tích được sâu rộng những vấn đề cơ bản về dân số cũng như các mối quan hệ tác động qua lại giữa dân số với các vấn đề thuộc lĩnh vực lao động.

Nhiệm vụ của môn học này là phát hiện, biễu diễn, phân tích, dự báo các mối quan hệ giữa dân số và phát triển, tìm ra quy luật hoặc tính quy luật của các mối quan hệ này.

Kinh tế học quản lý nhân sự ứng dụng lý thuyết kinh tế học để lý giải các vấn đề quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức như tuyển dụng nhân sự, đánh giá hiệu quả công việc, đào tạo, lương và phúc lợi cho người lao động, và động viên khuyến khích và các vấn đề khác. Từ đó, Kinh tế học tổ chức nhân sự đưa ra khung phân tích chuẩn để xây dựng các chính sách nhân sự dựa trên giả định về hành vi duy lý của người lao động. Như vậy, môn học này rất cần thiết cho những người làm công tác quản trị nguồn nhân lực trong tổ chức để hiểu rõ về bản chất của các phản ứng của người lao động khi bị dẫn dắt bởi động cơ kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh thông tin không hoàn hảo và bất cân xứng trong mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động nên rất khó để đánh giá chính xác nỗ lực làm việc, khó quan sát và kiểm tra. Các nhà quản trị nguồn nhân lực có thể sử dụng kiến thức của môn học này để dự báo những phản ứng, thay đổi hành vi của người lao động đối với một chính sách nhân sự được đưa ra; thông qua đó đạt được mục tiêu của tổ chức.

“HRM – Quản lý nguồn nhân lực, là một yếu tố đầu vào hết sức cần thiết nhằm tăng hiệu quả kinh doanh. Theo mô hình EFQM, tiêu chí HRM đề cập đến các yếu tố như quy hoạch, quản lý và nâng cao năng lực nguồn nhân lực; xác định, phát triển và duy trì kiến thức và năng lực của người lao động; khuyến khích sự tham gia và trao quyền cho người lao động. Tất cả các yếu tố này đều có tác động tới kết quả kinh doanh bởi nhân lực là một loại tài sản cố định chính của doanh nghiệp. HRM có tác động đặc biệt to lớn trong hoạt động của các ngành sản xuất chế tạo.” (Cakar và Bititci – 2001). Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đóng góp đến 80% vào sự thành công của tổ chức. Trong điều kiện xã hội đang phát triển sang nền kinh tế tri thức, nhân tố tri thức của con người ngày càng chiếm vị trí quan trọng. Vì vậy, quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng trong tổ chức, giúp tổ chức đạt hiệu quả tối đa.

Môn học bao gồm những kiến thức lý luận và kỹ năng cơ bản về quan hệ lao động như bản chất quan hệ lao động, các chủ thể của quan hệ lao động, cơ chế tương tác giữa các chủ thể trong quan hệ lao động, đối thoại xã hội trong quan hệ lao động, phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động, thiết lập và duy trì quan hệ lao động lành mạnh trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Sau khi học môn học này sinh viên sẽ nắm được những vấn đề cơ bản của quan hệ lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam và các công ước quốc tế của ILO, mối quan hệ giữa người sử dụng lao động- người lao động- nhà nước và các kỹ năng tác nghiệp cần thiết trong quan hệ lao động.

Truyền thông và giao tiếp là môn học trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng trong giao tiếp vận dụng trong công tác quản lý và kinh doanh. Đây là môn học cần thiết cho mọi sinh viên trong trường ĐH kinh tế

Môn học đề cập đến mô hình truyền thông giữa các cá nhân cũng như cơ cấu truyền thông trong tổ chức như mạng truyền thông, luồng truyền thông. Học viên sẽ được trang bị những kỹ năng sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để truyền đạt những thông điệp một cách hiệu quả, cũng như những nguyên tắc giao tiếp ứng xử trong tổ chức.

Môn học IHRM được thiết kế để giới thiệu các hoạt động của quản trị nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa (globalization) và quốc tế hóa nguồn lực lao động (internationalization); mối quan hệ giữa cấu trúc tổ chức và chiến lược phát triển với các hoạt động quản lý nguồn nhân lực của các công ty đa quốc gia (MNCs); và vai trò của quản trị nguồn nhân lực trong hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) của các công ty. Bên cạnh đó, môn học này còn cung cấp các kiến thức về mối quan hệ lao động, mối quan hệ ngành trong bối cảnh quốc tế hóa. Ngoài ra IHRM còn nghiên cứu sự khác biệt nguồn lực lao động giữa các quốc gia trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ở đây, yếu tố khác biệt văn hóa từ đó định hình phương thức quản lý nguồn nhân lực khác nhau giữa các quốc gia được xem xét. Yếu tố đa dạng văn hóa trong tổ chức là một chủ đề quan trọng của hoạt động quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức hay doanh nghiệp đa quốc gia, trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự luân chuyển nguồn nhân lực của nền kinh tế thế giới.

Môn học giúp cho người học hiểu được phương pháp nghiên cứu lượng hao phí lao động sống được thể hiện bằng thời gian lao động, bằng giá trị hiện vật cụ thể được quy định cho một cá nhân; một nhóm người, một tập thể người; một cơ quan, một đơn vị, giúp người học hiểu được các phương pháp để xây dựng các loại mức lao động có căn cứ khoa học – kỹ thuật để tổ chức các biện pháp sử dụng, bố trí và quản lý lao động sống có hiệu quả, giúp người học hiểu được một số phương pháp nghiên cứu được các quá trình công nghệ, đặc tính kỹ thuật của máy móc, thiết bị để xây dựng các mức lao động có căn cứ kỹ thuật hợp lý. Về mặt kỹ năng môn học giúp người học có các phương pháp định mức, đặc biệt là phương pháp khảo sát thời gian: chụp ảnh và bấm giờ.

Môn học Hành vi tổ chức ứng dụng nghiên cứu thái độ và hành vi của người lao động trong tổ chức, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc phát huy nguồn lực con người. Với 3 chức năng cơ bản là: Giải thích, dự đoán và kiểm soát hành vi con người trong tổ chức, nghiên cứu hành vi tổ chức sẽ giúp các nhà quản lý giải thích một các khoa học thực chất các vấn đề xảy ra trong tổ chức, hiểu rõ nguyên nhân của chúng và dự đoán được các sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai. Trên cơ sở những hiểu biết về hành vi của người lao động, người quản lý có thể định hướng để những hành vi đó được thực hiện theo hướng có lợi cho tổ chức đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Những nội dung cơ bản của học phần: Đặc điểm cơ bản của SLĐ và tiền lương trong nền kinh tế thị trường, các chính sách nhà nước về tiền lương, các chế độ lương hiện đang áp dụng. Những vấn đề nghiệp vụ về tiền lương như lập kế hoạch qũy lương, tính chi phí tiền lương, các phương pháp hình thành quỹ lương, các hình thức trả lương. Những vấn đề nghiệp vụ về tổ chức thưởng như Xây dựng một chế độ thưởng, vận dụng các hình thức thưởng…

Những vấn đề chủ yếu về BHXH nằm trong phạm vi nghiên cứu của môn học: cách tiếp cận vấn đề; những lý luận cơ bản, tính chất, chức năng, đối tượng BHXH, phân biệt BHXH và BH thương mại; các chế độ BHXH bắt buộc ( chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động -bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất, chế độ thất nghiệp ) và BHXH tự nguyện; quỹ tài chính BHXH.

Môn học giúp người học thấy được những vấn đề bức xúc trong xã hội Việt Nam hiện nay và đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề, giúp cho người học nắm được một hệ thống kiến thức về BH, phân tích, tính toán các mức trợ cấp trong chế độ BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện cũng như ứng dụng trong thực tiễn khi tốt nghiệp.

Phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đạt các mục tiêu của mình. Phát triển nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực con người.

Phát triền nguồn nhân lực là môn học tương đối mới nhưng đã tồn tại lâu và lĩnh vực rất rộng. Hơn nữa, phát triển nguồn nhân lực quan tâm đến các vấn đề về sự thay đổi của cá nhân và tổ chức.

Môn học nhấn mạnh tới các kỹ năng lãnh đạo qua việc phát triển khả năng tự thích ứng và tự học hỏi. Sau khi kết thúc môn học, sinh viên (SV) sẽ có quan niệm tốt hơn về nghệ thuật lãnh đạo. Quan trọng hơn, với tư cách là một nhà quản lý, với khả năng nhận thức cao, hiểu rõ và phác họa được bối cảnh mà ở đó nghệ thuật lãnh đạo được ứng dụng sẽ giúp nhà quản lý đối phó với sự thay đổi. Môn học sẽ bao gồm lý thuyết về lãnh đạo và thực hành các kỹ năng lãnh đạo hiệu quả, các kỹ năng thích nghi, các kỹ năng sáng tạo, để làm chủ sự thay đổi. Môn học sẽ được thực hiện qua thảo luận tình huống, đóng kịch, làm bài tập và thuyết trình.trình bày ngắn gọn vai trò, vị trí học phần/môn học, kiến thức sẽ trang bị cho sinh viên, quan hệ với các học phần/môn học khác trong chương trình đào tạo.

Kinh tế nông nghiệp là một ứng dụng của kinh tế học để giải thích hành vi của những người sản xuất và người tiêu dùng trong lĩnh vực nông nghiệp. Môn học này cung cấp kiến thức nền tảng cho hầu hết các môn học chuyên ngành của kinh tế nông nghiệp và kinh doanh nông sản. Môn học tập trung vào các vấn đề cơ bản sau đây: (1) Vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân; (2) Phân tích các nguồn lực trong nông nghiệp, bao gồm đất đai, nhân lực, vốn và khoa học công nghệ; (3) Kinh tế học sản xuất nông nghiệp, nghĩa là phân tích quá trình sản xuất nông nghiệp dưới góc độ kinh tế học sản xuất, làm rõ bản chất của hộ nông dân, hành vi của họ trong quá trình ra quyết định trong bối cảnh nguồn lực sản xuất khan hiếm; (4) Các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp, từ hình thức kinh tế hộ gia đình, trang trại, cho đến hợp tác xã và các liên kết giữa hoạt động sản xuất và thương mại hóa sản phẩm trong chuỗi giá trị; (5) Phân tích thị trường nông sản để hiểu quá trình đưa các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường tiêu thụ, mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất và thương mại sản phẩm nông nghiệp, thương mại nông sản quốc tế và vai trò của chính phủ trong việc can thiệp vào thị trường nông sản; (6) Phát triển bền vững và phát triển bền vững trong nông nghiệp, và những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt khi thúc đẩy phát triển nông nghiệp thiếu tính bền vững.

Môn học Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được thiết kế nhằm giúp cho sinh viên nắm bắt được cách thức điều hành doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong thực tế. Trước hết khóa học thảo luận về cách thức xây dựng thương hiệu, vấn đề nhượng quyền. Tiếp theo khóa học thảo luận các nghiệp vụ hành chính xử lý hàng ngày, quản trị nhân sự trong công ty. Phần cuối cùng khóa học thảo luận về phát triển ban lãnh đạo công ty, kế hoạch tài chính và quản trị rủi ro.

Marketing nông sản là một ứng dụng các kiến thức nền tảng từ lĩnh vực marketing và hành vi người tiêu dùng vào kinh doanh nông sản. Nội dung chính của học phần này bao gồm các nội dung sau đây: (1) Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận về marketing nông sản; (2) Các chiến lược cơ bản của marketing nông sản (như chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lượng phân phối và hỗ trợ bán hàng); (3) Các kỹ năng trong xây dựng thương hiệu nông sản và kế hoạch marketing nông sản. Ngoài ra trong quá trình học tập sinh viên  còn được trang bị những hiểu biết cần thiết về pháp luật, xã hội trong kinh doanh nông sản trong thời đại toàn cầu hóa.

Học phần bắt đầu với các khái niệm về an toàn thực phẩm và hệ thống quản lý chất lượng. Sau đó, sinh viên sẽ tìm hiểu những vấn đề quan trọng về thực phẩm, quan tâm của thế giới và các thành phần của hệ thống kiểm soát thực phẩm quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh gia tăng thương mại toàn cầu trong hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa. Các vấn nạn thường xảy ra về an toàn thực phẩm ở các nước đang phát triển cũng được trình bày kết hợp với yêu cầu sinh viên tìm hiểu thông tin thực tiễn về các vấn đề an toàn thực phẩm tại Việt Nam. Sinh viên được giới thiệu căn bản về hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm toàn cầu thông qua hoạt động của Ủy ban liên hợp FAO/WHO về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm Codex Alimentarius lồng ghép với tiêu chuẩn HACCP và ISO 22000:2500, các thỏa thuận và quy định về SPS, TBT của WTO trong thương mại toàn cầu. Cuối cùng, môn học sẽ giới thiệu cơ sở pháp lý về kiểm soát an toàn thực phẩm quốc gia, hệ thống quản lý nhà nước liên quan, và các bộ tiêu chuẩn VietGAP đang được ban hành và áp dụng.

Môn học tập trung giới thiệu các nội dung chính của chuỗi giá trị, ngành hàng và các phương pháp mô hình hóa và đánh giá chuỗi giá trị hoặc ngành hàng. Môn học chủ yếu thiên về các nội dung ứng dụng cho hàng hóa nông sản; và các cách thức ứng dụng trong phân tích chính sách sản xuất hàng hóa, và chính sách nông nghiệp ở các mức độ ngành, vùng và quốc tế. Môn học cũng giới thiệu các công cụ áp dụng để xây dựng chuỗi giá trị hoặc ngành hàng và áp dụng các kỹ thuật phân tích định tính, phân tích định lượng cho các ngành hàng cụ thể và phân tích chính sách. Môn học thiên về thực hành những bài tập ứng dụng, phân tích các nghiên cứu thực nghiệm để minh họa để giúp sinh viên phát triển tư duy và kỹ năng phân tích chính sách nông nghiệp.

Kinh doanh nông sản là môn học kết hợp giữa kinh tế học và quản trị áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh nông sản. Môn học giúp sinh viên tìm hiểu các khía cạnh khác nhau trong hoạt động của ngành sản xuất nông nghiệp cũng như các vấn đề trong hoạt động kinh doanh trên thị trường nông sản. Môn học cũng giúp sinh viên nắm được các vấn đề, các yếu tố ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp và thị trường nông sản. Từ đó giúp sinh viên có thể phân tích, đánh giá tiềm năng của một ngành kinh doanh, của một thị trường và cơ hội nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh nông sản. Môn học bao gồm bảy nội dung quan trọng: (1) Giới thiệu các vấn đề chung, các khái niệm cơ bản về ngành sản xuất nông nghiệp và thị trường nông sản để sinh viên thấy được bức tranh tổng thể của thị trường và các thành phần tham gia trong thị trường; (2) Giới thiệu thị trường nông sản và các phương thức giao địch trong thị trường nông sản, bao gồm các phương thức giao dịch mua bán nông sản khác nhau từ quy mô nhỏ tới quy mô lớn, từ những phương thức giao dịch đơn giản tới phức tạp như phương thức hoạt động của giao dịch giao sau và thị trường hàng hàng hóa; (3) Giới thiệu cơ bản về các khái niệm và kỹ thuật dự báo trong lĩnh vực nông nghiệp và kinh doanh nông sản để giúp sinh viên dự đoán xu hướng biến động của thị trường nông sản trong tương lai; (4) Tóm lược về các khía cạnh trong việc quản trị và kiểm soát rủi ro nông nghiệp như phân loại rủi ro, các cơ chế chia sẻ rủi ro, các công cụ cơ bản trong quản trị rủi ro nông nghiệp; (5) Tìm hiểu hoạt động kinh doanh nông sản quốc tế, chẳng hạn như cơ chế hình thành và các lợi ích của việc giao thương quốc tế, các vấn đề trong kinh doanh nông sản quốc tế, đặc biệt là vấn đề rào cản thương mại nông sản; (6) Các vấn đề kinh doanh nông sản nội địa, phương pháp tiếp cận là dựa vào chuỗi giá trị thị trường tổng thể, từ khâu cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào cho tới tay người tiêu dùng cuối cùng; (7) Tổng hợp và ứng dụng các thông tin, kiến thức đã học để giúp sinh viên có thể tự xem xét, tự đánh giá về tiềm năng tham gia kinh doanh vào ngành nông sản, mức độ phù hợp của mình như thế nào, và các điểm cơ bản để khởi nghiệp kinh doanh và thành công.

Môn học này ứng dụng có hệ thống các kiến thức về kinh tế, quản trị, và tài chính để giúp sinh viên hiểu được cách thức quản trị nông trại hiện đại một cách hiệu quả. Cụ thể, môn học sẽ tập trung vào các vấn đề như sau: (1) Tổng quan về quản trị nông trại – như các kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh, kinh tế trang trại, các nguồn thông tin cần thiết cho việc phân tích và quản lý nông trại, các chức năng và công việc nhà quản trị nông trại; (2) Quản lý tài nguyên đất nông trại – như nhận diện, phân loại, đánh giá và hoạch định kế hoạch khai thác tài nguyên đất nông trại; (3) Quản trị nguồn nhân lực nông trại – như hoạch định, tuyển chọn, đào tạo, phát triển, đánh giá và duy trì nguồn nhân lực nông trại; (4) Quản trị nguồn vốn nông trại – như quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn lưu động, vốn cố định nông trại, và các nguồn vốn vay cho hoạt động của nông trại; (5) Quản trị máy móc, thiết bị – như xác định số lượng và chi phí mua máy móc, thiết bị cần thiết cho hoạt động sản xuất nông trại, tăng cường hiệu suất và quản lý công tác bảo trì máy móc, thiết bị nông trại; (6) Quản trị rủi ro nông trại – như nhận diện, phân loại và quản lý rủi ro của một số dạng nông trại tiêu biểu; (7) Quản trị kinh doanh nông sản – như các hình thức và phương án kinh doanh nông sản, đo lường suất sinh lợi và thu nhập của nông trại.

Sinh viên chuyên ngành kinh tế nông nghiệp khi tốt nghiệp thường phải làm việc trong một môi trường quản lý kinh tế cho sản xuất nông nghiệp hoặc kinh doanh nông sản. Môi trường này đòi hỏi sinh viên phải có kiến thức tối thiểu về công nghệ nông nghiệp nói chung, công nghệ trồng trọt và chăn nuôi nói riêng, cũng như các quy trình kỹ thuật sản xuất tương ứng cho một số đối tượng cây trồng, vật nuôi cụ thể, cũng như quy trình quản lý chất lượng nông sản. Vì vậy, môn học này nhằm trang bị những kiến thức cơ sở về công nghệ nông nghiệp để giúp sinh viên có thể áp dụng tốt các kiến thức kinh tế vào việc phân tích, đánh giá chi phí sản xuất cây trồng vật nuôi, lập kế hoạch kinh doanh hoặc thiết lập và thẩm định dự án sản xuất kinh doanh nông sản phù hợp với tính chất kỹ thuật đặc thù của từng loại cây trồng vật nuôi.

Môn học được thiết kế nhằm giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào phân tích chính sách kinh tế trong nông nghiệp, đặc biệt là những phương pháp phân tích phúc lợi và ma trận phân tích chính sách (mô hình PAM). Những công cụ phân tích này cho phép đánh giá định tính và định lượng ở mức độ nhất định những tác động của chính sách đến các đối tượng thụ hưởng khác nhau. Các bài giảng lý thuyết và các tình huống chính sách sẽ được thảo luận trên lớp nhằm giúp sinh viên nắm vững lý thuyết và có khả năng áp dụng vào phân tích chính sách. Môn học bao gồm các nội dung sau đây: (1) Vai trò của Nhà nước trong phát triển nông nghiệp; (2) Cơ sở kinh tế học của phân tích chính sách nông nghiệp và lương thực; (3) Phân tích chính sách theo phương pháp phúc lợi ứng dụng; (4) Phân tích chính sách theo ma trận phân tích chính sách PAM; (5) Phân tích từng chính sách chính sách nông nghiệp Việt Nam như chính sách lương thực, chính sách marketing, chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ trong nông nghiệp, và chính sách vốn và thị trường tín dụng nông thôn.

Báo cáo ngoại khóa là bao gồm một chuỗi các báo cáo từ các chuyên gia đang làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Các chủ đề của chuỗi báo cáo này sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu của sinh viên từng khóa.

Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức về hai lĩnh vực Quy hoạch xây dựng và Kiến trúc công trình, trong đó:

  • Lĩnh vực quy hoạch xây dựng giúp học viên từ các thông tin, hồ sơ quy hoạch có thể phân tích, đánh giá được những tác động của quy hoạch vào giá trị đất đai.
  • Lĩnh vực Kiến trúc công trình giúp học viên hiểu cấu tạo của công trình kiến trúc, các thể loại công trình kiến trúc phục vụ công tác thẩm định giá công trình.

Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên cái nhìn tổng quát về sự phát triển của ngành thẩm định giá trên thế giới và Việt Nam; cung cấp kiến thức cơ bản liên quan đến thẩm định giá như cơ sở về giá trị, nguyên tắc, phương pháp, quy trình và tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế và Việt Nam làm cơ sở cho việc thẩm định giá trị tài sản.

Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quan về bất động sản và thị trường bất động sản, trang bị cho người học các nguyên tắc và phương pháp thẩm định giá bất động sản, cung cấp các kỹ năng để người học có thể đưa ra được các nhận định về giá trị bất động sản.

Môn học này nhằm cung cấp cho học viên những kỹ thuật phân tích để tiếp cận những quyết định quản trị bất động sản mà sinh viên sẽ gặp trong nghề nghiệp của người học. Sự hiểu biết về mối quan hệ năng động bên trong của những chức năng khác nhau của quản trị bất động sản cũng sẽ được cung cấp thông qua môn học. Sinh viên sẽ được nắm được những quy trình và yếu tố quan trọng trong quản trị danh mục đầu tư và tài sản bất động sản. Kiến thức chuyên sâu về quản trị bất động sản cũng sẽ được giới thiệu thông qua các tình huống thực tiễn.

Môn học này tập trung nghiên cứu về định giá các loại tài sản như cổ phiếu, doanh nghiệp, nhượng quyền thương mại. Phần đầu tiên giới thiệu về đọc hiểu các báo cáo tài chính và xác định dòng tiền, tiếp theo là giới thiệu các khái niệm về rủi ro, ước tính các tham số phi rủi ro và phần bù rủi ro. Phần tiếp theo là giới thiệu các mô hình định giá tài sản.

Phân tích thị trường bất động sản sẽ giúp sinh viên tìm hiểu về các nguồn dữ liệu được sử dụng trong các nghiên cứu kinh tế và phân tích sâu về các xu hướng, hoạt động thị trường, doanh số, cho vay, thuê, và cách thức trong đó các nghiên cứu được thực hiện. Ngoài ra nội dung môn học cũng đề cập tới những chủ đề khác như các nghiên cứu về việc sử dụng đất và thiết kế đô thị, các nghiên cứu về giao thông, hành vi của con người và sự dịch chuyển dân số, các khu vực thương mại và tiêu dùng của khách hàng. Sinh viên sẽ học qua các nghiên cứu tình huống, các ví dụ minh họa và tham dự lớp trong buổi phân tích về sự phát triển của các trung tâm thương mại, sự phát triển của các khu đất trống (doanh số, các dự báo, và khảo sát), địa điểm của các trung tâm dịch vụ, các dự báo về dân số, xu hướng việc làm, các dự án cải tạo đô thị, và các nghiên cứu về tái sử dụng cộng đồng. Học phần bao gồm các bài giảng, các nghiên cứu tình huống, các diễn giả khách mời, bài tập về nhà, bài kiểm tra giữa kỳ và bài tiểu luận nhóm về những nội dung liên quan tới môn học.

Môn ngoại khóa được thực hiện ở học kỳ 5. Sinh viên sẽ đi thực tế ở các doanh nghiệp để tìm hiểu hoạt động QLNNL tại các doanh nghiệp đó. Thông qua việc đi thực tế này sinh viên sẽ hiểu rõ hơn các chức năng của hoạt động QLNNL, cách thức tổ chức của 1 phòng nhân sự như thế nào, những phẩm chất, kỹ năng nào cần thiết cho một người làm quản lý nhân sự và môn ngoại khóa cũng là tạo cơ hội cho sinh viên thiết lập các mối quan hệ để thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm chỗ thực tập và chỗ làm sau tốt nghiệp.

Báo cáo ngoại khóa là bao gồm một chuỗi các báo cáo từ các chuyên gia đang làm việc trong lĩnh vực thẩm định giá. Các chủ đề báo cáo tập trung vào bốn mảng: TĐG bất động sản, TĐG doanh nghiệp, TĐG tài sản vô hình và TĐG máy thiết bị. Các chủ đề của chuỗi báo cáo này sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu của sinh viên từng khóa.

Báo cáo ngoại khóa là một môn học thực tiễn bao gồm hai nhóm hoạt động chính, bắt đầu từ học kỳ 5. Thứ nhất, sinh viên tham dự một chuỗi các báo cáo từ các chuyên gia đang làm việc trong lĩnh vực kinh doanh nông sản và/hoặc quản lý nông nghiệp. Các chủ đề của chuỗi báo cáo này sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu của sinh viên từng khóa. Tuy nhiên, nội dung sẽ xoay quanh các vấn đề sau đây: (1) Lập và thực hiện kế hoạch hoặc dự án kinh doanh nông sản, (2) Xây dựng và thực hiện chiến lược marketing nông sản (hoặc các vật tư nông nghiệp), (3) Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới trong doanh nghiệp kinh doanh nông sản (hoặc các doanh nghiệp chế biến thức ăn gia súc, kinh doanh vật tư nông nghiệp), (4) Xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản, (5) Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, (6) Phân tích chính sách lương thực và nông nghiệp, (6) Chương trình nông thôn mới, (7) Nông nghiệp công nghệ cao. Thứ hai, sinh viên sẽ đi tham quan thực địa với các lĩnh vực sau đây: (1) Trang trại sản xuất rau – quả sạch (hoặc một nông sản khác), (2) Doanh nghiệp kinh doanh nông sản (hoặc chế biến thức ăn gia súc, kinh doanh vật tư nông nghiệp), (3) Quản lý chuỗi cung ứng nông sản trong siêu thị, (4) Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tại một địa phương. Sau khi nghe các chuyên đề và tham quan thực địa, sinh viên yêu cầu phải chọn một chủ đề cụ thể và viết bản thu hoạch. Ngoài ra, nếu đi theo hướng nghiên cứu, sinh viên có thể tham gia vào một dự án nghiên cứu cụ thể với vai trò như một điều tra viên để biết cách tổ chức và thực hiện một cuộc điều tra hộ gia đình hoặc điều tra hành vi người tiêu dùng.

Môn học kinh tế lượng ứng dụng được thiết kế để giúp sinh viên phát triển khả năng thực hiện các nghiên cứu kinh tế bằng phương pháp định lượng. Môn học bắt đầu bằng việc cung cấp kiến thức căn bản và sử dụng các ví dụ thực tế để minh họa các mô hình kinh tế lượng phổ biến. Kết thúc môn học, học viên có thể chọn lựa mô hình kinh tế lượng phù hợp với chủ đề nghiên cứu và sử dụng thành thạo phần mềm kinh tế lượng cho các mô hình này.

Môn học Kinh tế lượng chuỗi thời gian trang bị một nền tảng kiến thức cơ bản về các phương pháp dự báo định lượng, kỹ thuật phân tích dữ liệu chuỗi thời gian, các kỹ thuật phân tích thống kê, kỹ năng sử dụng các phần mềm dự báo, phân tích dữ liệu thông dụng hiện nay như Eviews, Stata. Sinh viên tiếp cận kiến thức của môn học không chỉ từ góc độ kiến thức nền tảng của các công thức toán học cần thiết nhất, từ các tình huống gần gũi trong thực tế, mà còn dưới dạng ‘ứng dụng’, ‘thực hành’ trên phần mềm Eview và Stata về hầu hết các mô hình kinh tế lượng chuỗi thời gian đơn biến và đa biến thông dụng hiện nay.

Môn học này là phần tiếp theo của môn Phương pháp nghiên cứu (kinh tế). Môn học cung cấp một cách nhìn tổng quan về phương pháp cũng như các bước cần thiết để tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu, bao gồm việc thiết kế câu hỏi, chọn mẫu, khảo sát thử, giảm thiểu những sai lệch trong đo lường, và kiểm tra dữ liệu khảo sát. Môn học sẽ bao gồm 2 phần chính: (1) thảo luận về các kỹ thuật thu thập dữ liệu, và (2) thực hiện một dự án khảo sát thu thập dữ liệu. Môn học yêu cầu sinh viên phải tham gia một cách tích cực tham gia tất cả các giai đoạn của quá trình khảo sát, từ thiết kế bảng câu hỏi cho đến hoàn chỉnh bộ số liệu.

Môn học Chính sách thương mại và công nghiệp trước hết giới thiệu vai trò của chính sách ngoại thương và công nghiệp trong bối cảnh hội nhập hiện nay, đặc biệt là với những nước đang phát triển. Từ đó, môn học sẽ bắt đầu bằng việc giúp sinh viên hiểu được vai trò của ngoại thương dưới góc độ các lý thuyết thương mại và sự lựa chọn chính sách ngoại thương trên cơ sở lý thuyết thương mại hiện đại. Tiếp theo, môn học sẽ phân tích việc áp dụng các chiến lược, công cụ của chính sách ngoại thương nhằm phục vụ cho chính sách công nghiệp và vai trò đặt ra đối với chính sách công nghiệp cùng với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Môn học sẽ tổng kết bằng các kinh nghiệm thực tiễn của các nước trong việc xây dựng chính sách ngoại thương và công nghiệp, đồng thời phân tích thực tiễn chính sách của Việt Nam thời gian qua và chiến lược phát triển công nghiệp của đất nước trong thời gian tới.

Môn học Kinh Tế Học Tổ Chức Ngành cung cấp nền tảng lý thuyết bằng việc giới thiệu một số yếu tố chính của sự tổ chức ngành thông qua mô hình ‘cấu trúc – hành vi – thành tựu’ và một số lý thuyết khác nhau về hành vi của doanh nghiệp. Sau đó môn học này tập trung phân tích cấu trúc của ngành để làm rõ vai trò của những thuộc tính cấu trúc ngành trong việc giải thích hành vi chiến lược của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành. Theo đó, các mô hình cấu kết và không cấu kết trong thị trường độc quyền nhóm sẽ được nghiên cứu. Những thuộc tính cấu trúc quan trọng khác như là mức độ tập trung của ngành và các rào cản gia nhập vào ngành cũng sẽ được khảo sát.Trên cơ sở phân tích cấu trúc ngành, môn học này chuyển sang phân tích các hành vi chiến lược ở cấp độ doanh nghiệp. Một số chiến lược định giá, bao gồm phân biệt giá và nhượng giá, sẽ được thảo luận. Các doanh nghiệp cũng có thể áp dụng những chiến lược phi giá cả để cải thiện khả năng sinh lời hoặc dành lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Vì vậy, môn học cũng sẽ thảo luận các chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, quảng cáo, nghiên cứu và phát triển, hợp nhất theo chiều dọc, và đa dạng hóa. Cuối cùng, môn học này sẽ khép lại bằng việc giới thiệu các chỉ số quan trọng đo lường thành tựu của các doanh nghiệp và của ngành mà các doanh nghiệp hoạt động trong đó, bao gồm khả năng sinh lời, sự tăng trưởng, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tiến bộ công nghệ, hiệu quả về mặt sản xuất và về mặt phân bổ.

Môn học Phân tích hành vi người tiêu dùng giúp sinh viên ứng dụng lý thuyết hành vi người tiêu dùng trên thực tế. Môn học giới thiệu tổng quan về lý thuyết hành vi người tiêu dùng, từ đó trang bị cho người học phương pháp ước lượng hàm cầu riêng lẻ, ước lượng hệ phương trình đường cầu, phân tích phản ứng của người tiêu dùng với sự thay đổi trong thuộc tính và chất lượng hàng hóa, và phân tích phúc lợi người tiêu dùng.

Môn học Báo cáo ngoại khóa giúp sinh viên làm quen với việc tham dự hội thảo, đồng thời tạo cơ hội cho sinh viên tìm hiểu các chủ đề nghiên Môn học này không yêu cầu sinh viên lên lớp. Sinh viên chỉ cần tham dự 10 nội dung báo cáo tại các hội thảo và chọn một chủ đề để viết báo cáo. Một trong các hội thảo mà sinh viên có thể tham dự là chuỗi hội thảo Small Talk Big Idea do Khoa Kinh tế tổ chức vào trưa Thứ Năm hàng tuần.

Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về marketing nói chung và marketing trong lĩnh vực bất động sản nói riêng. Từ đó hỗ trợ sinh viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết trong việc xây dựng chiến lược marketing của  doanh nghiệp kinh doanh bất động sản

Môn học Kinh tế vĩ mô quốc tế đề cập đến các khía cạnh tiền tệ của một nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu và các quan hệ tài chính giữa các nước. Môn học sẽ thảo luận về cán cân thanh toán quốc tế, thị trường ngoại hối và tỷ giá, giá và xác định thu nhập trong một nền kinh tế mở, chính sách tỷ giá và chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở. Môn học cũng sẽ thảo luận về sự phát triển của hệ thống tiền tệ quốc tế, sự phối hợp của các chính sách kinh tế vĩ mô giữa các quốc gia, toàn cầu hóa của thị trường vốn, các cuộc khủng hoảng tài chính, và các vấn đề của liên minh tiền tệ châu Âu

Môn học Chính sách kinh tế vĩ mô được thiết kế nhằm giúp cho sinh viên hiểu vai trò của chính sách kinh tế vĩ mô trong một nền kinh tế có nhiều biến động. Trước hết môn học giới thiệu những nguyên tắc của chính sách kinh tế vĩ mô và những quan điểm khác nhau về chính sách, sau đó giới thiệu lập trình tài chính làm cơ sở cho việc phân tích mô hình kinh tế vĩ mô. Phần tiếp theo môn học thảo luận cụ thể về nguyên tắc, mục tiêu và các công cụ của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Thêm vào đó, môn học cũng làm rõ sự khác biệt về mặt chính sách trong bối cảnh nền kinh tế ôn hòa và nền kinh tế khủng hoảng về mục tiêu, thực thi chính sách cũng như các kết quả nhận được. Cuối cùng là các nội dung về tỷ giá và chính sách cải cách cơ cấu liên quan đến thương mại quốc tế, hệ thống tài chính, tỷ giá hối đoái, thị trường lao động, doanh nghiệp nhà nước nhằm bảo đảm cho nguồn lực được phân bổ hiệu quả.

Môn học Hệ thống tài chính: Thể chế và thị trường tập trung nghiên cứu cách thức xây dựng được một hệ thống tài chính hoạt động hữu hiệu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế ở một nền kinh tế chuyển đổi, mở, và đang phát triển như Việt Nam. Cách tiếp cận thể chế được lựa chọn để trình bày các nội dụng này.Môn học bắt đầu bằng việc giới thiệu một bức tranh tổng quan về hệ thống tài chính, phân tích quá trình phát triển của hệ thống tài chính và những vấn đề của hệ thống tài chính ở các nước đang phát triển, đi từ những nguy cơ tiềm tàng về thất bại của chính phủ đối với các hình thức áp chế tài chính đến tự do hóa tài chính. Một cách chi tiết hơn khóa học cũng thảo luận những nền tảng của hệ thống tài chính bao gồm các hợp đồng tài chính, nền tảng pháp lý, quyền sở hữu tài sản và thế chấp , luật ngân hàng, quy chế ngân hàng, tài trợ cho doanh nghiệp, các hoạt động giám sát và kiểm soát. Tiếp theo môn học cũng sẽ thảo luận về khủng hoảng tài chính, các triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục dựa vào kinh nghiệm của các cuộc khủng hoảng tài chính ở các quốc gia khác nhau. Chúng ta xem xét những vấn đề cơ bản về quy tắc quản lý, giám sát và điều tiết hệ thống tài chính. Cuối cùng vai trò của nhà nước trong việc tạo lập và hỗ trợ các tổ chức ngân hàng và thị trường tài chính để phát triển kinh tế được nhấn mạnh, đặc biệt trong bối cảnh của các nền kinh tế chuyển đổi và hội nhập.

Thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp giúp sinh viên vận dụng nền tảng kiến thức mà sinh viên đã học ở nhà trường vào môi trường thực tế. Sinh viên có thể thực tập tại các tổ chức và doanh nghiệp từ để lĩnh hội thêm các kiến thức đang vận dụng trong thực tế, hoặc có thể chọn cách tiến hành một nghiên cứu. Thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên rèn luyện rèn luyện sự tự tin, khả năng làm việc độc lập, khả năng thu thập thông tin, phân tích và tổng hợp dữ liệu, khả năng quản lý thời gian và công việc, cũng như khả năng giao tiếp. Sinh viên được lựa chọn một trong ba hình thức thực tập sau: (1) hướng thực hành: sinh viên đến doanh nghiệp thực tập và viết báo cáo về nội dung thực tập liên quan đến doanh nghiệp trong thực tế; (2) hướng nghiên cứu: sinh viên lựa chọn một chủ đề nghiên cứu và viết nghiên cứu hàn lâm và không cần thực tập tại doanh nghiệp; (3) hướng kết hợp: sinh viên vẫn viết khóa luận tốt nghiệp và thực tập tại một doanh nghiệp trong thực tế.

Sau khi hoàn thành các môn học, sinh viên sẽ chọn thực tập tại một doanh nghiệp để tham gia học hỏi và ứng dụng thực tế lý thuyết đã học vào các hoạt động của doanh nghiệp, hoặc có thể triển khai một ý tưởng nghiên cứu với sự hướng dẫn của giảng viên. Mục tiêu của việc thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp là nhằm: (1) Học cách ứng dụng kiến thức và kỹ năng đã học; (2) Cải thiện khả năng thực hiện một nghiên cứu độc lập và rèn luyện kỹ năng viết báo cáo. Trong quá trình thực tập, sinh viên thường xuyên trao đổi với giáo viên hướng dẫn để hoàn thành khóa luận đạt chuẩn quy định đầu ra của trường Đại học Kinh tế Tp.HCM.

Sau khi thực hiện xong các học phần của khóa học, sinh viên có 4 tháng để thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập sinh viên cần tìm hiểu về những hoạt động qlnnl của đơn vị thực tập, phân tích thực trạng của vấn đề nghiên cứu để từ đó dựa vào những kiến thức đã học đánh giá thực trạng đó từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hoạt động QLNNL tại đơn vị thực tập. Qua hoạt động thực tập sinh viên cũng nhận ra những kỹ năng nào cần thiết để có thể thực hiện tốt công việc sau tốt nghiệp và cũng là cơ hội thể hiện mình với các nhà tuyển dụng.

Sau khi hoàn thành sáu học kỳ, sinh viên sẽ thực tập tại một doanh nghiệp kinh doanh nông sản, chế biến thức ăn gia súc hoặc kinh doanh vật tư nông nghiệp; trang trại; ngân hàng nông nghiệp; một tổ chức phi chính phủ hoặc một cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp (phù hợp với chủ đề mà sinh viên quan tâm) trong thời gian 4 tháng. Mục tiêu của việc thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp là nhằm: (1) Giúp sinh viên tích hợp và mở rộng các kiến thức và kỹ năng đã học từ nhà trường vào thực tiễn cuộc sống; (2) Giúp sinh viên phát triển khả năng thực hiện một nghiên cứu độc lập và rèn luyện kỹ năng viết báo cáo nghiên cứu chuyên nghiệp về một chủ đề liên quan đến quản trị kinh doanh nông sản hoặc kinh tế nông nghiệp. Ngoài ra, quá trình thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp cũng là cơ hội để sinh viên tự đánh giá lại năng lực bản thân, xác định kế hoạch tự đào tạo, và định hướng nghề nghiệp tương lai. Suốt thời gian thực tập, sinh viên thường xuyên trao đổi với giáo viên hướng dẫn để hoàn thành khóa luận đạt chuẩn quy định đầu ra của trường Đại học Kinh tế Tp.HCM.

Sinh viên chuyên ngành TĐG thực tập chủ yếu theo hướng kết hợp: sinh viên viết khóa luận tốt nghiệp và thực tập tại một doanh nghiệp. Thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp kéo dài 10 tuần nhằm giúp sinh viên ứng dụng kiến thức được học vào công việc thực tế, rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu, viết báo cáo khoa học, phân tích dữ liệu và độc lập giải quyết một vấn đề của thực tế.

Thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp kéo dài 10 tuần nhằm giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu, viết báo cáo khoa học, phân tích dữ liệu.

Môn học giúp người học hiểu được các nguyên lý để thúc đẩy mục tiêu của tổ chức cũng như hiểu biết tốt hơn về môi trường kinh doanh bên ngoài, những vấn đề mà các nhà quản lý phải đối mặt trong phạm vi chức năng của tổ chức cũng như các chiến lược mà họ phải tính đến. Ngoài ra, người học cũng sẽ được áp dụng các kỹ thuật phân tích và công cụ định lượng để kết nối các khái niệm đã học đến việc đo lường và đưa ra quyết định. Mục tiêu chính của môn học là để phát triển các công cụ hữu ích cho các môn học khác, là nền tảng cho nhiều chuyên ngành khác nhau như tài chính, marketing, chiến lược kinh doanh cũng như các khóa học MBA.

Môn Kinh tế Vĩ mô Ứng dụng được thiết kế nhằm cung cấp kiến thức cơ bản, kỹ năng đánh giá và phân tích các sự kiện kinh tế vĩ mô, góp phần cải thiện mức độ hiểu biết của sinh viên đối với quá trình xây dựng, thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô ở các nước đang phát triển, và làm cơ sở cho việc phân tích các vấn đề có liên quan trong các môn học ứng dụng sau này. Các nội dung về phân tích kinh tế và áp dụng vào việc giải thích các vấn đề thực tiễn, cũng như nghiên cứu tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô sẽ được đặc biệt chú trọng nhiều hơn; hơn là việc nhớ suông các khái niệm và định nghĩa, hay chỉ tập trung vào các trường phái lý thuyết và các mô hình nâng cao.

Trong phần ứng dụng này, sinh viên sẽ được yêu cầu thực hành các tình huống thực tế, triển khai và thảo luận các bài tập lớn trên lớp. Để làm được điều đó, sinh viên sẽ được yêu cầu thu thập, phân tích và viết báo cáo về các sự kiện cũng như các mối quan hệ của các biến số kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế. Mục tiêu quan trọng nhất vẫn là giúp người học có thể nghe, đọc, hiểu và đưa ra các quan điểm cá nhân trước những thông tin và chính sách kinh tế của một quốc gia cũng như thế giới.

Môn học này sẽ (i) nâng cao khả năng phân tích các vấn đề kinh tế vi mô đã học ở môn Nguyên lý Kinh tế vi mô và (ii) mở rộng kiến thức sang những chủ đề mới, bao gồm lựa chọn của tác nhân kinh tế trong điều kiện rủi ro, lý thuyết trò chơi, kinh tế học thông tin. Môn học sử dụng giáo trình Intermediate Microeconomics: A Modern Approach của Hal Varian.