MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu chung (General Objectives)
Chương trình Thạc sĩ Quản lý kinh tế của Khoa Kinh tế trang bị cho người học nền tảng kiến thức vững chắc về các vấn đề kinh tế – xã hội mà các quốc gia đang phát triển phải đối mặt và rèn luyện những kỹ năng phân tích thiết yếu để vận dụng kiến thức vào các tình huống cụ thể trong công việc.
2. Mục tiêu cụ thể (Program Objectives)
Mục tiêu chính của chương trình Thạc sỹ Quản lý kinh tế là trang bị cho các nhà quản lý khu vực công kiến thức tổng quát và chuyên sâu về kinh tế ứng dụng cho quản lý ở tầm vĩ mô. Chương trình cũng trang bị kiến thức và kỹ năng phân tích chính sách cho các nhà quản lý của khối doanh nghiệp và các tổ chức tư nhân.
Người học hoàn thành chương trình sẽ am hiểu và có thể vận dụng tốt kiến thức kinh tế trong thiết kế, điều hành và thực thi các chính sách quản lý kinh tế – xã hội; có thể chủ động phân tích, đánh giá và đề xuất các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế địa phương.
Học viên sau khi tốt nghiệp Cao học quản lý kinh tế có thể công tác tại các lĩnh vực:
- Có khả năng tác nghiệp, nghiên cứu, ra quyết định tại các cơ quan Nhà nước.
- Nghiên cứu và phát triển, đánh giá các dự án tài trợ bởi các tổ chức đa phương (Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á), các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và xóa đói giảm nghèo của các tổ chức phi chính phủ.
- Nghiên cứu viên tại các trung tâm, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo.
Chương trình Thạc sĩ Quản lý kinh tế giúp học viên sau khi tốt nghiệp có thể đạt được các mục tiêu sau:
Thứ tự | Mô tả (Description) |
PO1 | Nắm vững lý thuyết nền tảng và các kiến thức tổng quát về kinh tế học và quản lý nhà nước. |
PO2 | Có khả năng vận dụng các kiến thức chuyên môn vào thực tế công tác quản lý kinh tế. |
PO3 | Có kỹ năng nghiên cứu và phân tích trong các lĩnh vực kinh tế liên quan đến chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức khác, phân tích chính sách kinh tế-xã hội, nghiên cứu thị trường. |
PO4 | Có khả năng sử dụng các phần mềm và các công cụ liên quan để thu thập và xử lý dữ liệu. |
PO5 | Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, tư duy phản biện, có kỹ năng giao tiếp, truyền đạt và giải quyết vấn đề. |
TIÊU CHUẨN TUYỂN SINH
Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy chế đào tạo của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
1. Yêu cầu đối với người dự tuyển:
- Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên ngành phù hợp); đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có bài báo (có ISSN), bài hội thảo khoa học có xuất bản (có ISBN) hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên đã được nghiệm thu liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu. Tất cả những công trình nêu trên được xuất bản không quá 5 năm tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
- Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
- Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo quy định của chương trình đào tạo.
2. Danh mục ngành phù hợp: áp dụng theo Phụ lục 2, Quy định số: 3840/QyĐ-ĐHKT-ĐBCLPTCT ngày 09 tháng 12 năm 2021.
Ứng viên tốt nghiệp đại học không thuộc các ngành phù hợp đối với ngành đào tạo thạc sĩ dự tuyển cần hoàn thành yêu cầu học bổ sung 06 học phần (12 tín chỉ) cơ sở ngành đào tạo thạc sĩ cụ thể như sau (theo thông báo hiện hành của Viện Đào tạo Sau đại học):
(1 Nguyên lý Tài chính – Ngân hàng (2 TC)
(2 Quản trị học (2 TC)
(3 Kinh tế vi mô (2 TC)
(4 Kinh tế vĩ mô (2 TC)
(5 Xác xuất thống kê (2 TC)
(6 Toán cao cấp (2 TC)
Ứng viên sẽ được miễn 01 (hoặc hơn) học phần trong số 06 học phần theo quy định nếu đã được học học phần này ở bậc đại học.
3. Ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài: nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt); đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai theo quy định của UEH (nếu có).
4. Đối với chương trình đào tạo được dạy và học bằng tiếng nước ngoài: ứng viên phải đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ, cụ thể khi có một trong những điều kiện sau đây:
- Ứng viên là công dân của các Quốc gia sử dụng tiếng nước ngoài dùng để giảng dạy là ngôn ngữ chính thức.
- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy;
- Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ của ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy đạt trình độ tương đương Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục 1 của Quy chế này hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
(Theo Quyết định số 3794/QĐ-ĐHKT-ĐTSĐH ngày 08 tháng 12 năm 2021 về việc ban hành Quy định tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ – Điều 5).
CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
Thứ tự | Tên học phần | Tính chất | Số tín chỉ | |
Bắt buộc | Tự chọn | |||
I. Học kỳ 1 | 14 | |||
1 | Kinh tế vi mô dành cho nhà quản lý công | X | 3 | |
2 | Kinh tế vĩ mô dành cho nhà quản lý công | X | 3 | |
3 | Ngoại ngữ | X | 4 | |
4 | Triết học | X | 4 | |
II. Học kỳ 2 | 13 | |||
5 | Phương pháp nghiên cứu kinh tế | X | 3 | |
6 | Phương pháp phân tích định lượng | X | 4 | |
7 | Kinh tế phát triển | X | 3 | |
8 | Thẩm định dự án đầu tư | X | 3 | |
III. Học kỳ 3 | 15 | |||
9 | Đánh giá tác động chính sách | Chọn 5 trong 7 | 3 | |
10 | Kinh tế học khu vực công | 3 | ||
11 | Quản trị nhà nước | 3 | ||
12 | Quản lý tài chính – ngân sách nhà nước | 3 | ||
13 | Kinh tế môi trường và tài nguyên thiên nhiên | 3 | ||
14 | Chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn | 3 | ||
15 | Phát triển kinh tế vùng và địa phương | 3 | ||
IV. Học kỳ 4 | 19 | |||
16 | Luật và Phát triển | Chọn 2 trong 3 | 3 | |
17 | Hệ thống thông tin quản lý | 3 | ||
18 | Phân tích chuỗi giá trị nông sản | 3 | ||
19 | Thực tập | X | 6 | |
20 | Học phần tốt nghiệp (dự án) | X | 7 |
No. | Course Name | Characteristic | Credits | |
Compulsory | Elective | |||
I. Term 1 | 14 | |||
1 | Microeconomics for public managers | X | 3 | |
2 | Macroeconomics for public managers | X | 3 | |
3 | Foreign Language | X | 4 | |
4 | Philosophy | X | 4 | |
II. Term 2 | 13 | |||
5 | Economic Research Methods | X | 3 | |
6 | Quantitative analysis method | X | 4 | |
7 | Economic development | X | 3 | |
8 | Appraisal of investment projects | X | 3 | |
III. Term 3 | 15 | |||
9 | Policy Impact Assessment | Choose 5 out of 7 | 3 | |
10 | Public Sector Economics | 3 | ||
11 | Governance | 3 | ||
12 | Financial management – state budget | 3 | ||
13 | Environmental economics and natural resources | 3 | ||
14 | Policy on agriculture and rural development | 3 | ||
15 | Regional and local economic development | 3 | ||
IV. Term 4 | 19 | |||
16 | Law and Development | Chọn 2 trong 3 | 3 | |
17 | Management information systems | 3 | ||
18 | Agricultural product value chain analysis | 3 | ||
19 | Internship | X | 6 | |
20 | Graduation module | X | 7 |
CHUẨN ĐẦU RA
Học viên tốt nghiệp ngành Kinh tế (chuyên ngành Thạc sĩ Quản lý kinh tế hướng ứng dụng) đạt được các chuẩn đầu ra sau:
1. Chuẩn đầu ra Kiến thức (Knowledge)
- Nắm vững và có khả năng phân tích, ứng dụng các vấn đề về lý thuyết kinh tế và quản lý nhà nước.
- Có khả năng ứng dụng các kiến thức chuyên môn trong quản lý nhà nước và và tổ chức tư nhân.
- Nắm vững và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức giúp hoạch định và thực thi các chương trình, dự án phát triển kinh tế địa phương; am hiểu mối quan hệ giữa chính sách và hoạt động của doanh nghiệp.
2. Chuẩn đầu ra Kỹ năng (Skills)
- Quản lý và thực thi các chính sách kinh tế – xã hội các cơ quan nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp và dịch vụ công ở các địa phương.
- Có khả năng xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội cho địa phương, thiết lập, thẩm định và đánh giá các dự án phát triển.
- Có khả năng xác định các vấn đề kinh tế – xã hội quan trọng cần ưu tiên.
- Có khả năng phân tích mối quan hệ giữa chính sách và hoạt động của doanh nghiệp.
- Sử dụng thành thạo các công cụ phân tích để có thể thu thập và xử lý thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định.
3. Chuẩn đầu ra Mức độ tự chủ và trách nhiệm (Autonomy and Resposibility)
- Trung thực, cầu tiến, luôn cập nhật các kiến thức khoa học để phục vụ công tác.
- Năng động, bản lĩnh, tự tin khẳng định bản thân và có tinh thần phục vụ cộng đồng.