Back

Chương trình Thạc sỹ Quản lý Kinh tế hướng ứng dụng của Đại học Kinh tế TP.HCM trang bị cho người học nền tảng kiến thức kinh tế phục vụ điều hành chính sách kinh tế – xã hội tại địa phương. Chương trình không chỉ cung cấp kiến thức và kỹ năng phân tích chính sách kinh tế mà còn bổ sung các kiến thức tổng quát về luật, tài chính công và quản lý dự án. Do đó, chương trình sẽ giúp người học có thể ứng dụng kiến thức kinh tế một cách hiệu quả và sáng tạo vào các tình huống quản lý nhà nước cụ thể.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Mục tiêu chính của chương trình Thạc sỹ Quản lý kinh tế hướng ứng dụng là trang bị cho các nhà quản lý khu vực công kiến thức tổng quát và chuyên sâu về kinh tế ứng dụng cho quản lý ở tầm vĩ mô. Chương trình cũng trang bị kiến thức và kỹ năng phân tích chính sách cho các nhà quản lý của khối doanh nghiệp và các tổ chức tư.

Kết thúc chương trình người học am hiểu và có thể vận dụng tốt kiến thức kinh tế trong thiết kế, điều hành và thực thi các chính sách quản lý kinh tế – xã hội; có thể chủ động phân tích, đánh giá và đề xuất các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế địa phương.

CHUẨN ĐẦU RA

Học viên tốt nghiệp phải thỏa các chuẩn sau:

A. Kiến thức

  1. Nắm vững kiến thức tổng quát về kinh tế và quản lý nhà nước;
  2. Có đủ kiến thức chuyên môn về kinh tế ứng dụng trong quản lý nhà nước và và tổ chức tư nhân;
  3. Nắm vững và vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức giúp hoạch định và thực thi các chương trình, dự án phát triển kinh tế địa phương; am hiểu mối quan hệ giữa chính sách và hoạt động của doanh nghiệp.

B. Kỹ năng

  1. Quản lý và thực thi các chính sách kinh tế – xã hội các cơ quan nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp và dịch vụ công ở các địa phương;
  2. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội cho địa phương;
  3. Thiết lập, thẩm định và đánh giá các dự án phát triển;
  4. Xác định các vấn đề kinh tế – xã hội quan trọng cần ưu tiên;
  5. Phân tích được mối quan hệ giữa chính sách và hoạt động của doanh nghiệp;
  6. Sử dụng thành thạo các công cụ phân tích để có thể thu thập và xử lý thông tin hỗ trợ cho việc ra quyết định.

C. Thái độ

  1. Trung thực, cầu tiến, luôn cập nhật các kiến thức khoa học để phục vụ công tác;
  2. Năng động, bản lĩnh, tự tin khẳng định bản thân và có tinh thần phục vụ cộng đồng.

ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

Chương trình Thạc sỹ Quản lý Kinh tế hướng ứng dụng phù hợp cho các đối tượng sau:

  • Cán bộ làm công tác quản lý trong khu vực nhà nước ở các địa phương, các đơn vị hành chính sự nghiệp và dịch vụ công;
  • Cán bộ trẻ thuộc diện quy hoạch cán bộ trong khu vực nhà nước ở các địa phương, các đơn vị hành chính sự nghiệp và dịch vụ công;
  • Cán bộ đang làm trong cơ quan quản lý kinh tế – xã hội ở các địa phương nhưng chưa được đào tạo chính quy về kiến thức quản lý kinh tế;
  • Những người dự định sẽ tham gia làm việc trong khu vực nhà nước ở các địa phương muốn trang bị nền tảng kiến thức chuyên môn về quản lý kinh tế một cách vững chắc và kỹ năng thiết yếu để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao
  • Những người đang làm việc hoặc có dự định sẽ làm việc cho các khu vực tư nhân trong các lĩnh vực có liên hệ chặt chẽ với khu vực nhà nước muốn trang bị những hiểu biết về các vấn kinh tế-xã hội
  • Những người muốn trang bị các kiến thức về quản lý kinh tế – xã hội và các phương pháp phân tích nhằm phục vụ nhu cầu học tập cao hơn ở bậc nghiên cứu sinh chuyên ngành Kinh tế phát triển.

CẤU TRÚC NỘI DUNG ĐÀO TẠO

Các môn học trong chương trình đào tạo được cấu trúc theo các mảng kiến thức giúp người học đạt được mục tiêu sau khi hoàn thành chương trình. Các mảng kiến thức gồm: kiến thức nền tảng, công cụ phân tích, kiến thức quản lý công, kiến thức kinh tế, kiến thức tài chính – kế toán, kiến thức phát triển, và chuyên đề tốt nghiệp. Các mảng kiến thức được minh họa theo sơ đồ dưới đây:

so do chuong trinh dao tao thac sy quan ly kinh te ung dung

Nội dung đào tạo được thiết kế với khối lượng 60 tín chỉ, gồm các học phần (46 tín chỉ) và luận văn tốt nghiệp (14 tín chỉ).

Mảng Kiến thức kinh tế học cung cấp kiến thức kinh tế học cho quản lý nhà nước ở địa phương. Các môn kinh tế học vi mô kinh tế học vĩ mô dành cho nhà quản lý công sẽ giúp cho người học làm quen với các khái niệm kinh tế quan trọng được ứng dụng trong những môn học như Kinh tế phát triển, Chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn, Đánh giá tác động chính sách. Ở mảng Kiến thức quản lý nhà nước, người học sẽ được cung cấp các kiến thức về quản lý trong tổ chức, đặc biệt ứng dụng ở khu vực công như môn quản trị nhà nước. Ngoài ra, chương trình còn cung cấp các môn học ở các mảng Kiến thức tài chính – kế toán cho công tác quản lý ở địa phương.

Ở mảng Kiến thức kinh tế và phát triển, các môn học ứng dụng giúp người học phát triển khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học được một cách trực tiếp vào các vấn đề cụ thể trong công tác quản lý phát triển kinh tế địa phương.Người học sẽ rèn luyện khả năng phân tích quản lý kinh tế thông qua rất nhiều các tình huống điển hình ở các quốc gia đang phát triển nói chung, và Việt Nam nói riêng. Mảng này bao gồm các mô học như kinh tế phát triển, Chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kinh tế môi trường và Tài nguyên thiên nhiên và Thẩm định dự án đầu tư công

Mảng Công cụ phân tích gồm các môn học giúp người học có được các kỹ năng thu thập, phân tích thông tin cho việc ra quyết định quản lý kinh tế. Môn học Phương pháp nghiên cứu không chỉ cung cấp cho người học những phương pháp khoa học để phân tích giải quyết bài toán kinh tế-xã hội mà còn cần thiết để người học thực hiện tốt chuyên đề tốt nghiệp.

Sau cùng, người học sẽ thực hiện Luận văn tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của giảng viên trường Đại học Kinh tế TP. HCM. Luận văn tốt nghiệp dưới dạng đề tài nghiên cứu ứng dụng sẽ giúp cho người học vận dụng tất cả những kiến thức và kỹ năng tích lũy được trong suốt chương trình học để phân tích và tìm kiếm các giải pháp cho một vấn đề kinh tế thực tế, cụ thể của địa phương.

Tuyển sinh

Tất cả các ứng viên đều phải vượt qua kỳ thi tuyển sinh quốc gia để có thể tham gia chương trình học. Kỳ thi bao gồm ba môn theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Văn bằng

Người học sẽ nhận được bằng Thạc sỹ Quản lý Kinh tế theo hướng ứng dụng của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh với yêu cầu hoàn thành đầy đủ tất cả các khóa học kể trên và thực hiện đạt yêu cầu chuyên đề tốt nghiệp.

Hình thức đào tạo và đội ngũ giảng dạy

  • Hình thức đào tạo không tập trung, thời gian đào tạo 2.0 năm, thông thường lớp học được tổ chức vào các ngày cuối tuần
  • Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, dựa trên nền tảng giải quyết vấn đề, nghiên cứu tình huống, tư duy phản biện, và thảo luận chính sách;
  • Đội ngủ giảng dạy: gồm những giảng viên giàu kinh nghiệm giảng dạy sau đại học và nghiên cứu khoa học của khoa Kinh tế và Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Môn thi tuyển sinh

Thí sinh dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Kinh tế sẽ thi 3 môn:

  • Anh văn
  • Kiểm tra năng lực dạng GMAT
  • Kinh tế học (môn chủ chốt)

Chương trình đào tạo

  Mã số HP Các học phần trong chương trình Tính chất Tín chỉ Tên học phần tiếng Anh
    Kiến thức chung   11 Foundation
1 PHI501 Triết học C 4 Philosophy
2 ENG502 Ngoại ngữ C 4 English language
3 RES503 Phương pháp nghiên cứu C 3 Research methods
  ECOM Kiến thức cơ sở và chuyên ngành   35 Specialization
4 ECOM510 Kinh tế vi mô dành cho nhà quản lý công C 3 Microeconomics for public management
5 ECOM511 Kinh tế vĩ mô dành cho nhà quản lý công C 3 Macroeconomics for public management
6 ECOM513 Phương pháp định lượng C 4 Quantitative method
7 LAW532 Quản trị nhà nước C 3 Public governance
  Tự chọn (học 8 trong 11 môn: 6 X 3TC +2 X 2TC=22) Optional courses
8 PUFIN5131 Quản lý tài chính – ngân sách nhà nước O 3 Financial administration and public budgeting
9 ECOM521 Thẩm định dự án đầu tư O 3 Project appraisal
10 ECOM522 Kinh tế môi trường và tài nguyên thiên nhiên O 3 Natural resources and environmental economics
11 ECOM523 Chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn O 3 Agricultural and rural development policy
12 ECOM524 Phát triển kinh tế vùng và địa phương O 3 Economics of local and regional development
13 ECOM525 Đánh giá tác động chính sách O 2 Impact evaluation of policy
14 ECOD512 Kinh tế phát triển O 3 Development economics
15 LAW5101 Luật và Phát triển O 2 Law and development
16   Hệ thống thông tin quản lý O 3 Management information system
17   Phân tích chuỗi giá trị nông sản O 2 Value chain analysis of agricultural products
18 ECOM526 Kinh tế học khu vực công O 3 Public economics
  ECOMTHE Luận văn   14  
    Tổng cộng:   60  

Lễ khai giảng chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý kinh tế tại tỉnh Kiên Giang

GIẢNG VIÊN

Đội ngũ tham gia giảng dạy chương trình Thạc sĩ Quản lý kinh tế có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn ở nhiều lịnh vực và chủ đề khác nhau

  • Xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế cho các tỉnh ĐBSCL
  • Phát triển cơ chế hợp tác quản lý tài nguyên nước vùng Kinh tế trọng
    điểm phía Nam
  • Thương mại nội ngành trong nông nghiệp Việt Nam
  • Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ doanh nghiệp lên hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Hồ Chí Minh
  • Phân tích năng lực cạnh tranh trong nông nghiệp Việt Nam
  • Phân tích năng suất của Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Vai trò của xuất khẩu, hoạt động đổi mới và môi trường kinh doanh
  • Phân tích kinh tế mô hình sản xuất lúa giảm khí thải nhà kính ở ĐBSCL
  • Tích hợp giá trị kinh tế của vốn tự nhiên vào chiến lược phát triển bền
    vững vùng ĐBSCL
  • Xây dựng mô hình tích hợp thủy động lực kinh tế xã hội cho rủi ro lũ vùng Tây Nguyên
  • Khung phân tích phát triển cụm ngành ở ĐBSCL
  • Tác động của tài chính vi mô đến ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp và phúc lợi hộ gia đình