Back

Kinh tế học Ứng dụng

KINH TẾ HỌC ỨNG DỤNG

(APPLIED ECONOMICS)

Giới thiệu

Chương trình đào tạo chuyên ngành kinh tế học ứng dụng được xây dựng dựa vào chương trình đào tạo chuyên ngành kinh tế học trước đây, bổ sung và điều chỉnh theo hướng tập trung trang bị cho sinh viên nhiều hơn các công cụ phân tích, bao gồm phân tích thị trường và phân tích chính sách.

Chương trình này dựa trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo của một số trường đại học trên thế giới, bao gồm University of Cambridge, Australian National University, University of Queensland, và các trường khác.

Việc chọn lựa các môn học được cân nhắc dựa vào nhu cầu đổi mới để trang bị cho sinh viên nhiều kỹ năng phân tích hơn, đồng thời có xét đến bối cảnh và nguồn lực sẵn có của UEH. Chắc chắn sẽ cần có những lần điều chỉnh tiếp theo để chương trình này có thể tiến gần hơn đến các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới.

1. Mục tiêu đào tạo

1.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu của chương trình cử nhân Kinh tế học ứng dụng là đào tạo ra chuyên gia phân tích cho các doanh nghiệp và tổ chức công thông qua cung cấp cho sinh viên các khái niệm và lý thuyết kinh tế học ứng dụng; đồng thời trang bị các công cụ phân tích để sinh viên có thể vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Sinh viên sau khi hoàn tất chương trình được kỳ vọng sẽ có đủ khả năng phân tích chính sách và phân tích thị trường để có thể làm việc ở những vị trí phù hợp trong các doanh nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.

Ngoài ra, sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng được kỳ vọng sẽ có đủ khả năng theo học ở các bậc học cao hơn ở các trường đại học ở nước ngoài.

1.2 Chuẩn đầu ra

Sinh viên chuyên ngành Kinh tế học ứng dụng phải đạt các kiến thức sau đây khi tốt nghiệp.

1.2.1 Chuẩn kiến thức

  1. Kiến thức tổng quát: nắm vững các khái niệm và khung lý thuyết cơ bản về kinh tế học và các lĩnh vực liên quan bao gồm kế toán, tài chính doanh nghiệp, luật kinh doanh.
  2. Kiến thức ngành và chuyên ngành: có các kiến thức chuyên sâu về kinh tế vi mô và vĩ mô cũng như các lĩnh vực quan trọng của kinh tế học.
  3. Kiến thức về kỹ năng phân tích và phương pháp luận: các công cụ phân tích bao gồm tối ưu hóa, các kỹ thuật phân tích định lượng như thống kê, kinh tế lượng và dự báo, phương pháp nghiên cứu, và phương pháp thu thập và quản lý dữ liệu.

Ngoài ra sinh viên còn phải có kiến thức trong lĩnh vực khác ngoài kinh tế học. Vì vậy, sinh viên cần phải tự chọn 3 môn học của các ngành khác trong suốt chương trình học. Chính sách mở này cũng giúp cho sinh viên theo đuổi những lĩnh vực yêu thích khác.

1.2.2 Chuẩn kỹ năng

  1. Có những kỹ năng cơ bản thực hiện được các công việc phân tích thị trường và phân tích chính sách để có thể làm việc ở các vị trí phù hợp trong doanh nghiệp hoặc các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.
  2. Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, truyền đạt, thuyết trình, thuyết phục; có kỹ năng tổng hợp báo cáo phân tích.
  3. Có kỹ năng sử dụng tốt, thông thạo tiếng Việt và tiếng Anh, sử dụng thành thạo tin học để giao tiếp và làm việc trong môi trường hiện đại.

1.3 Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Kinh tế học ứng dụng có thể trở thành chuyên viên tại các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, hoặc chuyên viên phân tích thị trường, phân tích dữ liệu tại các doanh nghiệp. Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể có đủ kiến thức để có thể nộp hồ sơ ứng tuyển cho các chương trình sau đại học trong và ngoài nước trong phạm vi lĩnh vực ngành.

2. Thời gian đào tạo: 3,5 năm.

3. Khối lượng kiến thức chương trình

Chương trình bao gồm 120 tín chỉ, không kể học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng – An ninh; trong đó có 29 học phần bắt buộc và 4 học phần tự chọn.

Kết cấu chương trình đào tạo bao gồm:

  • Kiến thức đại cương: 44 tín chỉ (35,8%)
  • Kiến thức chuyên nghiệp: 52 tín chỉ (46,3%)
  • Kiến thức bổ trợ: 15 tín chỉ (9,8%)
  • Thực tập và tốt nghiệp: 10 tín chỉ (8,1%).

4. Nội dung chương trình

Nội dung chương trình được phân bổ theo khối kiến thức như sau:

STT Tên học phần Tên tiếng Anh Số tín chỉ
KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
1 Nguyên lý cơ bản chủ nghĩa Mác-Lênin Principles of Marxism – Leninism 5
2 Đường lối cách mạng Đảng cộng sản VN Revolutionary Policy of Communist Party of Vietnam 3
3 Tư tưởng Hồ Chí Minh  Ho Chi Minh Thought 2
4 Ngoại ngữ Foreign language 16
5 Toán dành cho kinh tế và quản trị Mathematics for Business and Economics 3
6 Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh Statistics for Business and Economics 3
7 Luật kinh doanh Business Law 3
8 Kinh tế vi mô Principles of Microeconomics 3
9 Kinh tế vĩ mô Principles of Macroeconomics 3
10 Nguyên lý kế toán Principles of Accounting 3
KIẾN THỨC BỔ TRỢ
11 Tài chính doanh nghiệp Corporate Finance 3
12 Thị trường tài chính Financial markets 3
13 Tự chọn 1 Elective 1 3
14 Tự chọn 2 Elective 2 3
15 Tự chọn 3 Elective 3 3
CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH
16 Tối ưu hóa Optimization (Linear programming) 3
17 Phương pháp nghiên cứu kinh tế Research Methodology 3
18 Kinh tế lượng Econometrics 3
19 Kinh tế lượng ứng dụng Applied Econometrics 3
20 Kinh tế lượng chuỗi thời gian Time Series Econometrics 3
21 Phương pháp thu thập và quản lý dữ liệu Methods of Data Collection and Management 3
KIẾN THỨC NGÀNH VÀ CHUYÊN NGÀNH

Ngoài các môn học chung, sinh viên phải chọn một trong hai nhánh Kinh tế học vi mô hoặc Kinh tế học vi mô

22 Lịch sử tư tưởng kinh tế History of economic thought 3
23 Kinh tế vi mô 2 Intermediate Microeconomics 3
24 Kinh tế vĩ mô 2 Intermediate Macroeconomics 3
25

(Chọn 1 trong 4)

Kinh tế quốc tế International Economics 3
Kinh tế phát triển Development Economics 3
Kinh tế nông nghiệp Agricultural Economics 3
Kinh tế môi trường Environmental Economics 3
26 Phân tích chi phí lợi ích Cost-Benefit Analysis 3
27 Kinh tế công Public Economics 3
28 Kinh tế học quản lý lao động Personnel Economics 3
29 Báo cáo ngoại khóa Seminar 3
NHÁNH: KINH TẾ HỌC VI MÔ
30a Kinh tế học tổ chức ngành Industrial Organization 3
31a Chính sách thương mại và công nghiệp Trade and Industrial Policy 3
32a Phân tích hành vi người tiêu dùng Applied Demand Analysis 3
NHÁNH: KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
30b Kinh tế vĩ mô quốc tế International Macroeconomics 3
31b Chính sách kinh tế vĩ mô Macroeconomic policy 3
32b Hệ thống tài chính: thể chế và thị trường Financial Markets and Institutions 3
THỰC TẬP VÀ TỐT NGHIỆP
33 Khóa luận tốt nghiệp Thesis 10
TỔNG CỘNG: 120 TÍN CHỈ

5. Mô tả chương trình giảng dạy

  • Chương trình học bao gồm
    • Kiến thức giáo dục đại cương
    • Kiến thức bổ trợ
    • Các công cụ phân tích
    • Kiến thức ngành và chuyên ngành. Trong phần kiến thức chuyên ngành, sinh viên chọn một trong hai chuyên ngành (1) Kinh tế học vi mô và (2) Kinh tế học vĩ mô.
    • Thực tập và khóa luận tốt nghiệp.
  • Môn Báo cáo ngoại khóa: sinh viên sẽ được yêu cầu tham dự 10 buổi hội thảo bất kỳ, và có thể bắt đầu ngay sau khi hoàn thành giai đoạn đại cương.
  • Môn Phương pháp thu thập và quản lý dữ liệu: học trên lớp 1 tín chỉ, thời gian còn lại sinh viên sẽ làm việc trực tiếp với GV.
  • Khóa luận tốt nghiệp: theo quy định chung về khóa luận tốt nghiệp của khoa Kinh tế. Sinh viên được chọn 1 trong 3 hướng:
    • (1) hướng thực hành – sinh viên thực tập tại một tổ chức và viết báo cáo thực tập;
    • (2) hướng nghiên cứu – sinh viên viết khóa luận tốt nghiệp theo tiêu chuẩn nghiên cứu và không cần phải thực tập; và
    • (3) hướng kết hợp, sinh viên vừa thực tập vừa viết khóa luận tốt nghiệp.