Back

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Thạc sĩ Kinh tế chuyên ngành Thẩm định giá
Trình độ đào tạo: Cao học (định hướng ứng dụng)
Loại hình đào tạo: Chính quy

Mục tiêu của chương trình là giúp người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp, có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo trong lĩnh vực thẩm định giá.

  • Nắm vững các kiến thức chuyên môn về thẩm định giá tài sản, đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu về hoạt động thẩm định giá cho các thành phần kinh tế.
  • Sử dụng thành thạo các công cụ phân tích để xử lý dữ liệu một cách hiệu quả trong quá trình vận dụng các phương pháp thẩm định giá vào thực tiễn.
  • Có khả năng thực hành chuyên nghiệp thẩm định giá các loại tài sản khác nhau tại Việt Nam và các tổ chức thẩm định giá quốc tế.

ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

Yêu cầu đối với người dự tuyển:

Thí sinh dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ Thạc sĩ là công dân Việt Nam có lý lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự có đủ các điều kiện sau đây:

Về điều kiện văn bằng, ngành học:

  • Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế hoặc kinh doanh và quản lý;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học (không phải ngành ngoại ngữ) và đã có chứng chỉ bổ sung kiến thức do trường Đại học Kinh tế TP.HCM cấp.
  • Thí sinh tốt nghiệp đại học ngành gần với chuyên ngành thẩm định giá cần bổ túc kiến thức các môn học theo quy định của Viện đào tạo sau đại học, trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

Về loại tốt nghiệp và kinh nghiệm nghề nghiệp:

  • Thí sinh tốt nghiệp đại học hệ chính quy ngành kinh tế thẩm định giá đạt loại khá trở lên được dự thi ngay. Các trường hợp hợp khác được dự thi sau khi tốt nghiệp đại học một năm (kể từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đến ngày dự thi).

Điều kiện tốt nghiệp:

Học viên hoàn thành đầy đủ tất cả các học phần, đạt yêu cầu ngoại ngữ đầu ra và bảo vệ thành công Luận văn Thạc sĩ sẽ nhận được bằng Thạc sĩ Kinh tế Phát triển – Thẩm định giá của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT

Nội dung chính của chương trình đào tạo Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng – chuyên ngành Thẩm định giá bao gồm 4 hợp phần:

1. Kiến thức chung (11 tín chỉ)

Phần này cung cấp những kiến thức tổng quát nhất làm nền tảng lý luận cho các môn học tiếp theo.

Các kiến thức này được thảo luận trong các môn học bắt buộc: Triết học, Tiếng Anh và Phương pháp nghiên cứu khoa học.

2. Kiến thức cơ sở trong thẩm định giá tài sản (17 tín chỉ)

Phần này cung cấp các kiến thức nền tảng trong hoạt động thẩm định giá, trang bị công cụ phân tích định lượng và định tính, giúp người học thực hiện nghiên cứu về các mối quan hệ trong lĩnh vực thẩm định giá, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản và dự báo xu hướng thay đổi giá trị tài sản nhằm đảm bảo kết quả thẩm định giá đạt độ tin cậy cao.

Phần này bao gồm các môn học bắt buộc: Pháp luật về bất động sản, Luật Sở hữu trí tuệ, Kế toán tài chính, Tài chính doanh nghiệp, Phân tích dữ liệu, Kinh tế lượng nâng cao.

3. Kiến thức chuyên ngành trong thẩm định giá tài sản (18 tín chỉ)

Phần này giúp người học hiểu rõ và có thể ứng dụng một cách chuyên nghiệp các cách tiếp cận trong thẩm định giá ở các lĩnh vực bất động sản, doanh nghiệp, tài sản vô hình và máy thiết bị.

Phần này bao gồm các môn học tự chọn:

Đối với lĩnh vực bất động sản: Thẩm định giá bất động sản 2, Thẩm định giá bất động sản Thương mại, Thẩm định giá bất động sản Đầu tư và Phát triển, Thực hành thẩm định giá bất động sản.

Đối với lĩnh vực doanh nghiệp: Thẩm định giá doanh nghiệp 2, Thẩm định giá đầu tư, Thực hành thẩm định giá doanh nghiệp.

Đối với lĩnh vực tài sản vô hình: Thẩm định giá tài sản vô hình 2, Thẩm định giá tài sản trí tuệ, Thực hành thẩm định giá tài sản vô hình.

Đối với lĩnh vực máy thiết bị: Thẩm định giá máy thiết bị 2, Thực hành thẩm định giá máy thiết bị.

4. Luận văn tốt nghiệp (14 tín chỉ)

Bên cạnh các học phần đào tạo, luận văn của chương trình theo định hướng ứng dụng phải có giá trị khoa học, giá trị thực tiễn, giá trị văn hóa, đạo đức và phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Theo đó, luận văn là một báo cáo chuyên đề về kết quả nghiên cứu giải quyết một vấn đề đặt ra trong thực tiễn, hoặc báo cáo kết quả tổ chức triển khai áp dụng một nghiên cứu lý thuyết, một mô hình mới,… trong lĩnh vực thẩm định giá vào thực tế.

STT Tên học phần   Khối lượng (tín chỉ)
Tổng Lý thuyết Thực hành
  PHẦN KIẾN THỨC CHUNG 11    
1 Triết học 4    
2 Tiếng Anh 4    
3 Phương pháp nghiên cứu khoa học 3    
  PHẦN KIẾN THỨC CƠ SỞ VÀ CHUYÊN NGÀNH 35    
  Phần bắt buộc 17    
4 Phân tích dữ liệu 3    
5 Kế toán tài chính 3    
6 Tài chính doanh nghiệp 3    
7 Pháp luật về bất động sản 3    
8 Luật sở hữu trí tuệ 2    
9 Kinh tế lượng nâng cao 3    
  Phần tự chọn (chọn 9 trong 12 môn)                                       18    
10 Thẩm định giá Bất động sản 2 02 65% 35%
11 Thẩm định giá BĐS Đầu tư và phát triển 02 65% 35%
12 Thẩm định giá BĐS Thương mại 02 65% 35%
13 Thực hành thẩm định giá bất động sản 02 20% 80%
14 Thẩm định giá Doanh nghiệp 2 02 65% 35%
15 Thẩm định giá đầu tư 02 65% 35%
16 Thực hành thẩm định giá doanh nghiệp 02 20% 80%
17 Thẩm định giá Tài sản vô hình 2 02 65% 35%
18 Thẩm định giá Tài sản Trí tuệ 02 65% 35%
19 Thực hành thẩm định giá tài sản vô hình 02 20% 80%
20 Thẩm định giá Máy thiết bị 2 02 65% 35%
21 Thực hành thẩm định giá máy thiết bị 02 65% 35%
22 Luận văn tốt nghiệp 14    
  Tổng Cộng       60    

GIẢNG VIÊN

(đang cập nhật)